Tràng hương sa lục quân
Trong các bộ phận của ống tiêu hoá, đại tràng là khu vực gần cuối, với pH cao (kiềm tính) và là nơi hoạt động của hệ vi sinh vật tiêu hoá đa dạng. pH và các điều kiện của đại tràng thuận lợi cho quá trình phát triển của vi khuẩn có lợi cũng như có hại, từ đó dễ dẫn đến tình trạng viêm. Bệnh gặp nhiều ở nữ hơn nam (gấp 3-4 lần), và tăng theo tuổi tác bởi nhiều nguyên nhân như suy giảm miễn dịch, số lượng một số loại vi khuẩn trong hệ tiêu hóa sẽ tăng lên theo tuổi tác.
![]() |
![]() |
Ổng tiêu hoá (Miệng – Hậu môn) | Đại tràng |
Dấu hiệu của bệnh đại tràng:
- Đau bụng vùng thượng vị, đau âm ỉ khi bệnh nhẹ và đau dự dội khi bệnh tiến triển nặng hơn
- Rối loạn đại tiện: người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
- Thay đổi tính chất phân: phân có thể hẹp, nhão hơn thông thường, thậm chí với những bệnh nhân nặng còn đi ngoài ra máu, phân lẫn chất nhầy
- Cơ thể mệt mỏi: Bệnh đại tràng có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi do các triệu chứng đau bụng, rối loạn đại tiện gây ra. Với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh đại tiện ra máu trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi
- Giảm cân đột ngột: Rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon. Bên cạnh đó, khi đại tràng gặp vấn đề, quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cũng bị ảnh hưởng dẫn đến việc cơ thể không hấp thu đủ dinh dưỡng và hệ quả là giảm cân nhanh chóng
- Các thể bệnh đại tràng
Viêm đại tràng cấp và mạn tính
Nguyên nhân: Vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.
Vi khuẩn gây viêm, các tổn thương có thể khu trú tại một vài điểm hoặc lan rộng khắp niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, niêm mạc đại tràng kém bền vững và dễ bị chảy máu. Với mức độ nặng thì các vết viêm dễ bị loét, xung huyết, thậm chí tạo thành các áp-xe nhỏ. Viêm đại tràng cấp tính thường biểu hiện theo từng đợt nhỏ. Nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển nặng thành viêm đại tràng mãn tính. Bệnh có thể biến chứng thành phình giãn đại tràng, nhiễm trùng huyết, thủng ruột, thậm chí gây ung thư đại tràng đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Đại tràng co thắt/hội chứng ruột kích thích
Là tình trạng bất thường của nhu động ruột, gây nên những cơn đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng rối loạn đại tiện rất khó chịu, chướng bụng, đầy hơi.
Nguyên nhân:
- Do hệ thần kinh não – ruột: Nhu động dạ dày và đường ruột được kiểm soát bởi hệ thần kinh não – ruột. Thức khuya, căng thẳng thường xuyên làm dạ dày hoặc đại tràng có thể tăng hoặc giảm nhu động bất thường và làm phát sinh bệnh.
- Rối loạn nhu động ruột: Nhu động đại tràng quá nhanh hoặc quá chậm làm hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó gây ra các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy, táo bón…
- Tăng tính thấm của ruột: Khả năng thẩm thấu của ruột tăng lên làm tăng nguy cơ rối loạn nhu động ruột.
- Thay đổi hệ vi sinh đường ruột: Ăn ít chất xơ, không bổ sung probiotic và lạm dụng thuốc kháng sinh làm hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng đột ngột có thể là nguyên nhân khiến đại tràng co thắt bất thường và gây ra các triệu chứng của bệnh.
- Các yếu tố khác: Căng thẳng, thức khuya, suy nhược, làm việc quá sức, chế độ ăn không lành mạnh, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, thường xuyên bị nhiễm khuẩn đường ruột….
Góc nhìn YHCT
Viêm đại tràng thuộc chứng Tiết tả, nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng thường do ăn uống không tiết chế, khiến cho tỳ, vị thương tổn, chức năng vận hóa đại tràng đình trệ gây viêm đại tràng, có khi do yếu tố tâm thần kinh lo nghỉ lâu ngày khiến tỳ vị tổn thương, tức giận thái quá khiến can khí uất kết đều có thể gây viêm đại tràng.
Giai đoạn phát bệnh đại tràng được Y học cổ truyền phân loại nguyên nhân do
- Thấp nhiệt uẩn kết: Thanh nhiệt giải độc – Hoá thấp chỉ thống
- Can tỳ bất hòa: Sơ can lý tỳ – Hành khí chỉ lợi
- Ứ trở trường lạc: Hoạt huyết hóa ứ – Thông lý công hạ
- Tỳ vị hư nhược: Kiện tỳ hoà vị – Vận trung chỉ tả
- Tỳ thận dương hư: Ôn bổ tỳ thận – Sáp trường chỉ tả
KẾT LUẬN:
Bệnh đại tràng gồm 2 thể
- Thể không viêm (hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt)
- Thể có viêm (viêm cấp và mạn tính)
Muốn điều trị bệnh đại tràng cần có quá trình, kiên trì theo phác đồ, điều trị đúng nguyên nhân của bệnh, kết hợp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống.
SẢN PHẨM TRÀNG HƯƠNG SA LỤC QUÂN
6 cơ chế tác dụng
- Diệt vi khuẩn gây viêm: Mộc hương, Mơ tam thể, Hoàng đằng, Đơn buốt
- Giảm đau: Mộc hương, Mơ tam thể
- Chống viêm: Đơn buốt, Mộc hương, Khương hoàng
- Làm liền ổ loét: Cam thự, Khương hoàng
- Hỗ trợ tiêu hoá: Cam thự, Mộc hương, Khương hoàng
- Co trĩ, giảm táo bón: Diếp cá
Thành phần tác dụng
Mộc hương (Hương loan), Mơ tam thể: Là cây thuốc đầu tay trong trị các bệnh đườn dạ dày, đại tràng, rối loạn tiêu hoá. Tác dụng giảm đau tức thời giúp người bệnh dễ chịu. Mộc hương được khoa học chứng minh chứa thành phần costunolide chống loét mạnh. Ngoài ra, tác dụng của Mộc hương và Mơ tam thể rất mạnh trên bệnh đại tràng mạn tính do nhiễm E.coli, Lỵ, Shigella và các ký sinh trùng đường ruột khác
Cam thự (Khoai lang): Cực tốt cho người bệnh đại tràng do chứa thành phần giúp tạo lớp màng bao lên vết loét, hoạt chất cholin giúp giảm viêm và giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hoá tốt.
Đơn buốt: Chứa hoạt tính kháng vi khuẩn rất mạnh, giúp diệt khuẩn, chống viêm
Hoàng đằng: Vị thuốc chứa thành phần berberin với hàm lượng rất cao, là nguyên liệu sản xuất ra berberin phục vụ ngành dược. Do đó, Hoàng đằng là vị thuốc giúp diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm đại tràng
Khương hoàng (Nghệ vàng): Thành phần giàu curcumin có tác dụng chống viêm mạnh và làm liền ổ loét niêm mạc dạ dày, đại tràng. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích bài tiết mật, giúp hỗ trợ tiêu hoá
Diếp cá: Vị thuốc dành cho người bị trĩ và táo bón. Do chứa các hoạt chất Quercetin, Isoquercetin có tác dụng làm bền chắc mao mạch, tĩnh mạch. Tinh dầu có trong rau diếp cá có công dụng tốt trong việc kháng viêm, tiêu sưng, diệt khuẩn nên có thể sử dụng để điều trị các bệnh lý tại đường ruột
Công dụng sản phẩm
- Giảm viêm đại tràng
- Giảm tổn thương niêm mạc đại tràng
- Giảm rối loạn tiêu hoá: Tiêu chảy, táo bón
- Kích thích tiêu hoá: Giảm đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng
- Giảm bệnh trĩ ở người trĩ nội, trĩ ngoại
Đối tượng sử dụng
- Người viêm đại tràng cấp và mạn tính
- Người mắc hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt
- Người hay rối loạn tiêu hoá, ăn uống khó tiêu, đầy hơi chướng bụng
- Người trĩ nội, trĩ ngoại
Liều dùng
- Ngày 2 lần x 2v/ lần
- Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h
- Mỗi đợt nên dùng ít nhất 3-6 tháng và duy trì đến khi có kết quả mong muốn
Cách sử dụng
Viêm đại tràng thể cấp và mạn tính
Viêm đại tràng co thắt |
Người hay rối loạn tiêu hoá | |
Tấn công | Duy trì | |
Liều cao:
3 viên/lần x 3 lần/ngày Tới khi giảm triệu chứng bệnh rõ rệt |
2 viên/lần x 2 lần/ngày
Trong tối thiểu 3 tháng
Kết hợp bổ sung men vi sinh sau đợt điều trị |
2 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày tuỳ tình trạng tiêu hoá
Duy trì 1-3 tháng/đợt điều trị để tăng cường chức năng đại tràng Kết hợp bổ sung men vi sinh |
|
Công ty CP Dược Phẩm Dược Liệu Hà Nội
Hotline: 0974.438.802 / 0961.702.162