Chế độ ăn của người bị gút
Bệnh Gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa do nồng độ axit uric trong huyết tương quá cao khiến các tinh thể urat hay tinh thể axit uric bị lắng đọng trong cơ thể. Tỷ lệ bệnh nhân mắc phải bệnh Gout ở Việt Nam đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Điều này xuất phát từ chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh và thói quen ăn uống không hợp lý. Như vậy bên cạnh các loại thuốc thì chế độ ăn cho người bị Gout thực sự rất quan trọng trong việc điều trị căn bệnh này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn ăn uống khoa học cho bệnh nhân bị Gout.
Những thực phẩm người bị Gout nên ăn
- Nên uống nhiều nước để ngăn cản sự lắng đọng, hình thành urat trong hệ tiết niệu;
- Nên ăn các loại hoa quả chứa vitamin C sẽ giúp hỗ trợ thận trong việc đào thải axit uric trong nước tiểu, hạn chế các cơn đau do bệnh Gout gây ra;
- Tăng cường các loại rau củ như cải xanh, dưa chuột, rau cần, súp lơ,…;
- Nên ăn các món chứa ít purin, ví dụ như thịt trắng (cá sông, lườn gà,…), hoặc tiêu thụ một lượng vừa phải các món như khoai, bún, ngũ cốc, gạo,… vì trong chúng chứa nhiều carbohydrate, tinh bột và có mức purin an toàn;
- Nên sử dụng dầu vừng, dầu hạt hướng dương, dầu ô liu trong chế biến các món ăn để hạn chế chất béo;
- Ưu tiên chế biến các món ăn theo phong cách hấp và luộc để giữ được giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm cũng như hạn chế sự tiêu thụ dầu mỡ không tốt cho sức khỏe;
- Kiểm soát tốt cân nặng của mình: thừa cân béo phì là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ kháng insulin của cơ thể và làm gia tăng hàm lượng axit uric trong máu khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy hãy kiểm soát tốt cân nặng của mình bằng cách cắt giảm lượng thức ăn hàng ngày, thay thế những món chiên rán nhiều dầu mỡ bằng các món lành mạnh hơn, kết hợp với đó là chế độ vận động hợp lý và khoa học.
Một số bài thuốc nam hỗ trợ điều trị Gout
- Cách chữa bệnh gout bằng lá lốt
Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ phong thấp giúp làm giảm đau nhức xương khớp rất tốt. Đây cũng là một vị thuốc quý dùng để chữa bệnh gout theo kinh nghiệm dân gian. Để trị bệnh gout, các bạn có thể áp dụng các bài thuốc dưới đây.
Bài thuốc uống
Nguyên liệu: Lá lốt, nước
Cách làm: Lấy khoảng 5 – 10 lá lốt khô sắc với 2 chén nước. Đun đến khi còn 1 chén.
Cách dùng: Uống sau bữa ăn tối hàng ngày. Uống liên tục trong 10 ngày một liệu trình sẽ giảm hẳn các cơn đau nhức xương khớp do bệnh gout. Bên cạnh đó, bài thuốc này cũng giúp thanh lọc cơ thể rất tốt.
Bài thuốc ngâm chân tay
Nguyên liệu: Lá lốt, nước.
Cách làm: Lấy khoảng 30g lá lốt tươi đem rửa sạch, đổ 1 lít nước đun sôi. Chờ cho tới khi nước nguội bớt thì cho chút muối vào khuấy đều.
Cách dùng: Ngâm chân tay bị đau nhức do bệnh gout trong khoảng 30 phút. Thực hiện như vậy đều đặn mỗi ngày và liên tục trong 1 tuần sẽ có hiệu quả.
Cách chữa bệnh gout bằng cây Hy thiêm
Theo các nghiên cứu Tây y, sở dĩ Thổ Phục Linh có khả năng điều trị gút (gout) “rất công hiệu” là bởi vì nó chứa hàm lượng lớn các hoạt chất Carotene, Stigmasterol, saponin và tigogenin, có tác dụng tăng cường đào thải axit uric dư thừa qua đường nước tiểu, giúp làm hạ axit uric ở trong máu.
Y học hiện đại cũng chỉ ra trong củ khúc khắc (thổ phục linh) có chứa astilbin, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hoạt động của acid uric trong máu, tăng sản hoạt dịch, giảm viêm, ngăn chặn xâm nhập tế bào vào màng hoạt dịch. Từ đó làm giảm quá trình ăn mòn sụn khớp.
Ngoài ra, chất catalase có thể giảm stress oxy hóa do tình trạng tăng acid uric máu. Trong lá và rễ cây khúc khắc có chứa tới 83,3% nước, 8,9 glucid, 2,2% chất xơ, 17% vitamin C, chất saponin, tanin, tigogenin, góp phần quan trọng vào tăng cường chức năng thận, lợi tiểu và đào thải lượng axit uric dư thừa.
Như vậy, củ khúc khắc có tác dụng trong việc điều trị bệnh gout thông qua hai cơ chế: làm giảm sưng viêm ở các khớp đồng thời đào thải acid uric ra bên ngoài cơ thể.
Tía tô chữa bệnh Gout
Trong lá tía tô chứa chất chống oxy hóa, vitamin A, vitamin C, canxi, sắt,… có lợi cho sức khỏe. Đối với bệnh gout, hàm lượng tinh dầu, chất chống viêm trong tía tô có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giảm đau hiệu quả ở người bệnh. Chất ức chế xanthine oxidase trong lá tía tô có tác dụng ức chế sự hình thành acid uric. Nhờ đó, hàm lượng acid uric trong máu được duy trì ở ngưỡng an toàn. Ngoài ra, tía tô còn chứa lutein có tác dụng giảm đau, giảm sưng, lợi tiểu làm giảm cơn đau gout và đào thải acid uric nhanh chóng qua nước tiểu. Qua đó làm giảm mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng của bệnh.
Hy thiêm chữa bệnh Gout
Trong y học cổ truyền, hy thiêm có thể dùng đường uống dưới dạng thuốc sắc, cao mềm hoặc hoàn tán để chữa trị các bệnh như phong thấp, tê bại, khớp sưng nóng và đỏ đau; đau nhức, đau lưng mỏi gối, mụn nhọt lở ngứa và kinh nguyệt không đều.
Theo Y học hiện đại thì Hy thiêm có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết, kháng vi khuẩn và ức chế miễn dịch. Chiết xuất cồn khô của hy thiêm thảo có hàm lượng phenolic cao thể hiện tác dụng chống viêm, chống tăng axit uric máu trong một số nghiên cứu. Điều này để chứng minh hiệu quả của chiết xuất hy thiêm thảo trong điều trị bệnh gout hiện nay. Lá cây hy thiêm có tác dụng chống viêm trong viêm cấp và viêm mạn, thể hiện hiện quả tốt trong điều trị các bệnh. viêm, đau nhức xương khớp.
Viên uống Fast astilbin Dược liệu Hà Nội là một sản phẩm chứa các thành phần rất tốt cho người bị Gút như Hy thiêm, Tía tô, Dây gắm, Thổ phục linh,… Sản phẩm được nghiên cứu bào chế bởi các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội với công nghệ chiết xuất làm giàu hoạt chất, nhờ đó mang lại hiệu quả tốt trong điều trị.