Cây mía dò

Cây mía dò

CÂY MÍA DÒ – VỊ THUỐC CHIẾT XUẤT RA DIOSGENIN ĐA CÔNG DỤNG

Cây mía dò – Tên khoa học là Costus specious Smith. ( Costus loureiri Horan., Amomum hirsutum Lamk., Amomum arboreum Lour.L. Thuộc Họ Gừng Zingiberaceae.

Mô Tả Cây:

Cây mía dò có chiều cao tầm 50-60cm, thân cây mềm. Có thên và rễ phát triển thành củ. Lá cây xòe rộng, hình mác trụ, phía dưới của lá tròn, đầu phiến lá nhọn, nhẵn. Dài chừng 15-20cm, rộng 5-6cm cuống lá ngắn. Cụm hoa được mọc thành bông trên đầu cành, không có cuống, hình nang trứng, mọc sát lá bắc xếp cặp đôi không cân xứng, màu hoa đỏ. Có lông dài,nhọn, tràng cánh hình phễu, phiến hoa chia thành 3 phần đều nhau, môi lớn, màu hồng hoặc trắng. Dài rộng tầm 4-7cm: Quảng nang dài 12mm, nhiều hạt nhẵn màu đen bóng.

Cây Mía dò

Phân Bố- Thu Hái – Chế Biến:

Cây mía dò mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, miền núi, đồng bằng, hay cả ven biển. Cây ưa những nơi ẩm thấp, còn xuất hiện tại nhiều quốc giá như Malayxia, Ấn Độ, Ghinê. Có nơi trồng cây này lấy thân và rễ cây làm thức ăn.

Tại Việt Nam cây được tìm thấy tại vùng núi nhất là khu vực Tây Bắc. Bà con dân tộc thường lấy búp non hoặc cành non của cây nướng lên rồi vắt lấy nước làm thuốc.

Thành Phần Hóa Học:

Thân rễ cây chứa tới 87% nước: Trong rễ khô có 5,5% nước. 0,75% chất tan trong etê.  6,75% chất anbuminoit. 66,65% hydrat cacbon. 10,65% xơ và 9,70% tro.

Năm 1970 nhà khoa học Pandey V.B và B. Dasgupsta đã chiết được 2,12% dios – genin tinh khiết trong rễ cây mía dò. Ngoài ra còn có tigogenin và một số saponin khác

Công Dụng Dùng Làm Thuốc Trong Đông – Tây Y:

Theo kinh nghiệm dân gian, một số nơi như Lạng Sơn dùng ngọn cây hay cành non nướng nóng lên vắt lấy nước nhỏ vào mắt hay tai chữa đau mắt và đau tai giữa. Dùng thân rễ phơi khô đun nước chưa sốt, ra máu, ra mồ hôi hay làm thuốc mát, giải nhiệt.

Theo Đông Y cây có vị chua, hơi đắng, cay, tính mát, hơi có độc. Có tác dụng lợi thuỷ, tiêu thũng, giải độc, chẩn dương. Ở Ấn Ðộ, rễ cây được xem như có tác dụng thuốc xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun.

 Công dụng chính trong đông y sử dụng cây mía dò là:

1. Viêm thận thuỷ thũng, xơ gan.

2. Cổ trướng và viêm nhiễm đường tiết niệu.

3. Ho gà.

4. Giảm niệu.

5. Ðái buốt, đái dắt.

6. Cảm sốt, môi rộp, khát nước nhiều.

Sản phẩm trị bệnh viêm đường tiết niệu từ cây Mía dò

Viên tiết niệu khang

Đọc thêm

1.Viên uống trị viêm đường tiết niệu từ thảo dược Tiết niệu khang Hà Nội

2. Cây xạ can (Dẻ quạt, Rẻ quạt) chữa ho hiệu quả

3. Điều trị hiệu quả viêm xoang từ thảo dược thiên nhiên

4. Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ

Công ty CP Dược Phẩm Dược Liệu Hà Nội

Hotline: 0974.438.802 / 0961.702.162

Bình luận

Chia sẻ bài viết


Hotline: 097 443 8802